Rõ ràng, trend là một món ăn ngon, bổ và hoàn toàn miễn phí: ai thiếu thì lấy, ai dư cũng có phần, ai cần đều có thể thể bắt trend. Đó là lý do mà hôm trước vừa mới nghe phong phanh à lôi, mơi, boss, stop… thì hôm sau đã thấy loạt nội dung liên quan phủ sóng cõi mạng. 

 

Nhắc đồ ăn cái tự nhiên thấy đói, mà đói là phải ăn cũng như Agency/Client thấy trend là phải bắt. Nhưng bắt làm sao để “ngon ăn” thì có những luật bất thành văn sẽ được viết thành văn như sau: 

 

Trend như mì gói, không ăn liền sẽ nở  

 

 

Với những nội dung vừa được tạo ra đã lập tức “sôi rồi đó bé” (ví dụ như tấm poster công bố concert Born Pink Hà Nội), thời điểm ngon-ăn-nhất để tận dụng sức nóng là 24 tiếng, sau khoảng thời gian đó thì “mì đã nở”, ăn thì vẫn được nhưng ngon thì chưa chắc, còn nếu lâu quá thì thôi, cứ đổ đi cho lành…  

Ngoài ra, với những nội dung cần thời gian để “chín” trước khi thật sự trở thành trend (ví dụ như cụm từ “over hợp” của anh Thái VG) thì có thể thông thả mà khai thác, khi đó, chúng ta sẽ nhờ đến “kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm” của một người làm sáng tạo để thẩm định trend đó liệu có còn bắt được hay không. 

 

Trend như bún đậu với mắm tôm, hợp miệng mới “chắc ăn”

 

 

Không phải thương hiệu, nhãn hàng nào cũng có thể vô tư thấy trend là bắt và không phải cái gì nổi lên cũng là một trend phù hợp thuần phong mỹ tục. Vậy nên, để tránh gặp phải tình huống bún đậu ăn kèm… tương ớt, cần giữ một cái đầu lạnh để xem xét liệu sự vụ mà cộng đồng đang hưởng ứng rầm rộ có phù hợp với hình ảnh thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ… của mình hay không. 

Ngoài ra, khả năng sáng tạo, hô biến trend sao cho phù hợp cũng là yếu tố rất quan trọng để việc bắt trend không chỉ dừng ở “chắc ăn” mà còn là “ăn chắc”. Ví dụ cũng là tấm poster công bố concert Born Pink nhưng từng ngành hàng, từng thương hiệu như FnB, FMCG, Giáo dục… cần có cách “xào nó lên” hợp tình hợp lý.  

 

Trend như buffet 199k , cố thực là cực thân 

 

 

Bản chất của trend là nhanh, gọn và quan trọng nhất là tự nhiên. Do đó, mỗi bài bắt trend chỉ nên phục vụ cho 01 mục tiêu duy nhất, thường là gia tăng nhận biết chung cho thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, không nên nhồi nhét quá nhiều nội dung như thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mãi… vào bài, kẻo người đọc cảm thấy bị cố thực rồi “nhả” vội, khi đó, người cực thân lại là… chúng ta. 

 

Trend như chén súp cua, khuấy nhiều là lỏng le

 

 

Sau khi nhận dạng được trend và tiến hành bắt trend, các bước tiếp theo nên diễn ra theo kiểu “xúc là múc”, một phát ăn ngay để tránh đêm dài lắm mộng. Lý tưởng nhất thì quy trình có thể diễn ra như sau: Client đưa mong muốn và yêu cầu rõ ràng → Agency tư vấn và đề xuất phương án → Hai bên chốt phương án/ ý tưởng/ layout… để đảm bảo hiểu đúng ý nhau  → Agency tiến hành thực hiện. 

Quá trình này đòi hỏi Client tin tưởng vào cái gu, khẩu vị và cái trình của Agency, còn Agency cần đảm bảo chất lượng đầu ra, ít nhất là đúng và đủ với những gì đã được chốt. Mỗi bên đều cầm một cái muỗng, tránh khuấy nhiều. 

Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp cho món trend của bạn được tiêu hóa thuận lợi hơn. Đặc biệt, trong bài có sử dụng những trend đã “hết hạn”, nếu thấy cringe khi đọc, hãy ghi nhớ và áp dụng những quy tắc này để không “xâm lài” nhé!

 

 

Thanh Trần

Share:

Facebook
Twitter
Pinterest
LinkedIn
Email
On Key

Related Posts

On Key

Related Posts